Hiện trạng đào tạo

1. Đào tạo đại học

Được thành lập năm 1997, cho đến nay Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã và đang đào tạo 16 ngành đào tạo đại học đại trà và 02 chương trình Chất lượng cao. Các ngành nghề đào tạo bậc đại học của Học viện hiện nay được phân thành 03 nhóm ngành (1) Nhóm ngành kỹ thuật và công nghệ gồm các ngành Công nghệ thông tin, Trí tuệ nhân tạo, Kỹ thuật điện tử, truyền thông và Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; (2) Nhóm ngành Kinh doanh và quản lý bao gồm các ngành Quản trị kinh doanh, Kế toán, Marketing, Thương mại điện tử; và (3) Nhóm ngành Báo chí và truyền thông gồm các ngành Công nghệ đa phương tiện, Truyền thông đa phương tiện. Hiện nay, Học viện đã và đang tổ chức tuyển sinh, đào tạo cho 19 khóa đại học chính quy; Quy mô đào tạo đại học chính quy của Học viện bình quân khoảng 12.000 sinh viên đại học hệ chính quy (chiếm 85.7% tổng quy mô đào tạo của Học viện), trong đó quy mô sinh viên đại học chính quy nhóm các ngành trong lĩnh vực kỹ thuật khoảng trên 8.000 sinh viên (chiếm khoảng trên 65% quy mô đào tạo đại học hệ chính quy).

Học viện cũng đã đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội được 19 khóa đại học với số lượng khoảng trên 15.000 lao động. Năm 2016, Học viện thực hiện đề tài khảo sát sinh viên tốt nghiệp, Tổ soạn thảo đã thiết kế phiếu khảo sát, tổ chức khảo sát việc làm của sinh viên tốt nghiệp tại Học viện từ các doanh nghiệp để có kênh thông tin độc lập về kết quả có việc làm của sinh viên với kết quả khảo sát có 93,10% sinh viên tốt nghiệp có việc làm. Trong các năm 2016 và 2017, Học viện đã tổ chức khảo sát việc làm của sinh viên tốt nghiệp thông qua hình thức khảo sát trực tuyến bằng bảng hỏi trên Google gửi qua email, Facebook và qua website, với tỷ lệ 23,39% học viên, 57,61% sinh viên các khóa học mới tốt nghiệp tham gia khảo sát. Theo kết quả khảo sát, số lượng sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp chiếm tỷ lệ lớn 68,3%, cho thấy nhiều sinh viên Học viện đã chủ động trong việc tìm kiếm và định hướng nghề nghiệp của mình ngay từ khi còn đang học trong trường.

Cũng theo khảo sát, tỷ lệ người học có việc làm đúng ngành đào tạo sau một năm tốt nghiệp là 89,5%. Ngoài ra có gần 15% số sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng đã tham gia tiếp tục học tập nâng cao trình độ tại Học viện hoặc du học ở nước ngoài. Hoạt động đào tạo đại học của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đáp ứng yêu cầu của xã hội và doanh nghiệp, đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành Thông tin và Truyền thông và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2. Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn

Các giảng viên của Khoa Công nghệ thông tin 1 đã tích cực phối hợp với Trung tâm đào tạo Bưu chính Viễn thông 1 các doanh nghiệp lớn như Samsung, Naver xây dựng chương trình và thực hiện nhiều khóa bồi dưỡng cả trực tiếp và trực tuyến, đào tạo cơ bản cũng như chuyên sâu về học máy, trí tuệ nhân tạo cho các sinh viên các khoa tại Học viện. Một số hoạt động trong đào tạo bồi dưỡng về trí tuệ nhân tạo tin điển hình đã được thực hiện bao gồm:

– Xây dựng bài giảng điện tử và khóa học trực tuyến về trí tuệ nhân tạo dưới sự tài trợ của tập đoàn Naver.

– Xây dựng và giảng dạy khóa học trực tiếp về trí tuệ nhân tạo cho sinh viên dưới sự tài trợ của tập đoàn Samsung.

– Tham gia xây dựng chương trình và thực hiện khóa đào tạo cơ bản về trí tuệ nhân tạo cho các đối tác của Học viện.

3. Chương trình đào tạo

3.1. Khối kiến thức chung

TTTên môn họcMã số môn họcSố tín chỉLên lớp (tiết)Thí nghiệm /Thực hành (tiết)Tự học (tiết)Mã số môn học tiên quyếtPhương án lập kế hoạch giảng dạy
Lý thuyếtChữa bài tập /Thảo luận
1Triết học Mác – LêninBAS11503246
2Kinh tế chính trị Mác – LêninBAS1151224615
3Chủ nghĩa xã hội khoa họcBAS11522246
4Tư tưởng Hồ Chí MinhBAS1122224615
5Lịch sử Đảng cộng sản Việt NamBAS1153 2
6Tiếng Anh (Course 1) (*)BAS11574
7Tiếng Anh (Course 2)BAS11584
8Tiếng Anh (Course 3)BAS11594
9Tiếng Anh (Course 3 Plus)BAS11602
10Tin học cơ sở 1INT1154220442
11Tin học cơ sở 2INT1155220442INT1154
12Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcSKD110821866
Tổng:31
Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng
1Giáo dục thể chất 1BAS110622262Kế hoạch riêng
2Giáo dục thể chất 2BAS1107 22262
3Giáo dục Quốc phòngBAS1105 3165
Kiến thức phát triển kỹ năng (chọn 3/7)
1Kỹ năng thuyết trìnhSKD11011681Kế hoạch riêng
2Kỹ năng làm việc nhómSKD11021681
3Kỹ năng tạo lập văn bảnSKD11031681
4Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc SKD11041681
5Kỹ năng giao tiếpSKD11051681
6Kỹ năng giải quyết vấn đềSKD11061681
7Kỹ năng tư duy sáng tạoSKD11071681

3.2. Khối kiến thức cơ bản nhóm ngành

TTTên môn họcMã số môn họcSố tín chỉLên lớp (tiết)Thí nghiệm /Thực hành (tiết)Tự học (tiết)Mã số môn học tiên quyếtPhương án lập kế hoạch giảng dạy
Lý thuyết Chữa bài tập /Thảo luận
12Giải tích 1BAS1203 33681
13Giải tích 2BAS120433681
14Đại số tuyến tínhBAS????33681
15Vật lý và ứng dụngBAS1224342684
16Kỹ thuật sốELE143322442
17Xác suất thống kêBAS1226 3246
Tổng:17

CMU: Chú trọng vào các môn Toán học có liên quan chặt chẽ tới AI ví dụ như: Mathematical Foundations for Computer Science; Integration and Approximation; Matrices and Linear Transformations; Calculus in Three Dimensions; Probability Theory for Computer Scientists (Cơ sở toán học cho khoa học máy tính; Tích phân và xấp xỉ; Ma trận và các phép biến đổi tuyến tính; Phép tính trong ba chiều; Lý thuyết xác suất cho các nhà khoa học máy tính). Những môn học này thường được CMU dạy vào năm nhất hoặc kì 1 của năm hai.

Edinburgh: Chú trọng vào ba môn về Toán học như: Introduction to Linear Algebra, Calculus and its Applications, Discrete Mathematics and Probability (Đại số, Giải tích và Xác xuất thống kê).

3.3. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

3.3.1. Kiến thức cơ sở ngành

TTTên môn họcMã số môn họcSố tín chỉLên lớp (tiết)Thí nghiệm /Thực hành (tiết)Tự học (tiết)Mã số môn học tiên quyếtPhương án lập kế hoạch giảng dạy
Lý thuyếtChữa bài tập /Thảo luận
18Xử lý tín hiệu sốELE133036 1
19Toán rời rạc 1INT135833681
20Toán rời rạc 2INT135933681
21Nhập môn Học máyINT????330681
22Cấu trúc dữ liệu và giải thuậtINT1306332841
23Cơ sở dữ liệuINT1313332841
24Kiến trúc máy tínhINT132333681
25Lý thuyết thông tinELE131933681
26Hệ điều hànhINT131933483
27Lập trình hướng đối tượngINT1332330681
28Mạng máy tínhINT133633483
29Nhập môn công nghệ phần mềmINT134033681
30Nhập môn Khoa học dữ liệuINT1434330861
31Lập trình với PythonINT13162330681
32Công cụ triển khai và vận hành các ứng dụng AIINT????33681
33Nhập môn trí tuệ nhân tạoINT134133681
34Các phương pháp tối ưuINT???330861
35Đạo đức và chính sách AI INT????330861
36Thực tập cơ sởINT131473440
Tổng:57
  • CMU: Chú trọng vào các môn cơ sở dùng để giới thiệu những kiến thức căn bản về AI/ML như: Concepts in Artificial Intelligence, Artificial Intelligence: Representation and Problem Solving, Introduction to Machine Learning (Các khái niệm về Trí tuệ nhân tạo, Trí tuệ nhân tạo: Biểu diễn và giải quyết vấn đề, Giới thiệu về Học máy); về Kỹ thuật và ngôn ngữ lập trình như: Principles of Functional Programming, Parallel and Sequential Data Structures and Algorithms (Nguyên tắc lập trình hàm, cấu trúc và thuật toán dữ liệu song song và tuần tự); và về hệ thông máy tính như: Introduction to Computer Systems (Giới thiệu về hệ thống máy tính)
  • Edinburgh: Chương trình bao gồm các môn cơ sở ngành như: Informatics 1 – Object Oriented Programming, Informatics 2 – Software Engineering and Professional Practice (Tin học 1 – Lập trình hướng đối tượng, Tin học 2 – Kỹ thuật phần mềm và thực hành chuyên môn)
  • Stanford: Chương trình bao gồm các môn cơ sở ngành như Machine Learning (Applied), Artificial Intelligence: Principles and Techniques (Học máy (Ứng dụng), Trí tuệ nhân tạo: Nguyên tắc và Kỹ thuật)
  • ACM Data Science Curriculum: Chương trình khuyến nghị có các môn cơ sở ngành ở các lĩnh vực kiến thức như: Computing and Computer Fundamentals (Máy tính và nguyên tắc cơ bản về máy tính) với các môn: Basic Computer Architecture, Storage System Fundamentals, Operating System Basics…; hay Programming, Data Structures, and Algorithms (Lập trình, cấu trúc dữ liệu và thuật toán) với các môn: -Algorithmic Thinking & Problem Solving, Programming, Data Structures… Lĩnh vực kiến thức về AI cũng được đề cập trong tài liệu này

3.3.2. Kiến thức ngành

TTTên môn họcMã số môn họcSố tín chỉLên lớp (tiết)Thí nghiệm /Thực hành (tiết)Tự học (tiết)Mã số môn học tiên quyếtPhương án lập kế hoạch giảng dạy
Lý thuyếtChữa bài tập /Thảo luận
37Xử lý ngôn ngữ tự nhiên và mô hình ngôn ngữ lớnINT???330861
38Nhập môn Thị giác máy tínhINT141693330861
39Nhập môn học sâuINT14154330861
40Khai phá dữ liệu lớnINT14155330861
41Phân tích dữ liệu chuỗi thời gianINT141683330861
42Phát triển ứng dụng AIINT????330861
Học phần tự chọn (5/9 học phần)
43Nhập môn roboticsINT????32064
44Lập trình song songINT????32064
45Mô hình tạo sinhINT???32064
46Mô hình học máy đồ thị và ứng dụngINT???32064
47Hệ khuyến nghịINT14170332064
48Truy xuất thông tinINT1415833284
49Học tăng cường và ứng dụngINT???32064
50IoT và ứng dụngINT1414933068
51Các hệ thông phân tán3
Tổng :33
Học phần thay thế tốt nghiệp
52Chuyên đề học máy và ứng dụngINT????312321
53Chuyên đề xử lý dữ liệu lớnINT???312321

3.3.3. Thực tập và Đồ án tốt nghiệp: 12 tín chỉ (Thực tập tốt nghiệp 6 tín chỉ và Đồ án hoặc học phần thay thế tốt nghiệp 6 tín chỉ)

  • CMU: Chương trình bao gôm các môn chuyên ngành thuộc ba bô môn (1) Cognition and Action Cluster với các môn học như: Neural Computation; Autonomous Agents; Cognitive Robotics: The Future of Robot Toys; Planning Techniques for Robotics; Mobile Robot Algorithms Laboratory; Robot Kinematics and Dynamics (Cụm nhận thức và hành động với các môn học như: Tính toán thần kinh; Đại lý tự trị; Robot nhận thức: Tương lai của đồ chơi robot; Kỹ thuật lập kế hoạch cho Robotics; Phòng thí nghiệm thuật toán Robot di động; Động học và động lực học của robot); (2) Machine Learning Cluster với các môn học như: Deep Reinforcement Learning & Control, Machine Learning with Large Datasets (Undergraduate), Deep Learning Systems: Algorithms and Implementation, Intermediate Deep Learning, Machine Learning for Structured Data, Foundations of Learning, Game Theory, and Their Connections, Machine Learning for Text and Graph-based Mining, Introduction to Deep Learning, Advanced Methods for Data Analysis (Cụm Machine Learning với các môn học như: Học tăng cường sâu & Điều khiển, Học máy với bộ dữ liệu lớn (Đại học), Hệ thống học sâu: Thuật toán và triển khai, Học sâu trung cấp, Học máy cho dữ liệu có cấu trúc, Nền tảng học tập, Lý thuyết trò chơi và Các kết nối của họ, Học máy để khai thác dựa trên văn bản và đồ thị, Giới thiệu về Học sâu, Các phương pháp phân tích dữ liệu nâng cao); (3) Perception and Language Cluster với các môn học như: Natural Language Processing, Search Engines, Speech Processing, Computational Perception, Computational Photography, Computer Vision (Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Công cụ tìm kiếm, Xử lý giọng nói, Nhận thức tính toán, Chụp ảnh tính toán, Thị giác máy tính)
  • Edinburgh: Chương trình bao gồm các môn chuyên ngành về AI như Computational Cognitive Science, Foundations of Natural Language Processing, Introduction to Mobile Robotics, Machine Learning, Automated Reasoning, Speech Processing (Khoa học nhận thức tính toán, Cơ sở xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Giới thiệu về Robot di động, Học máy, Lý luận tự động, Xử lý lời nói), và các môn chuyên ngành khác như: Algorithms and Data Structures, Software Testing, Introduction to Theoretical Computer Science, Elements of Programming Languages, Software Design and Modelling, Compiling Techniques, Computer Security… (Thuật toán và cấu trúc dữ liệu, Kiểm thử phần mềm, Giới thiệu về Khoa học máy tính lý thuyết, Các yếu tố của ngôn ngữ lập trình, Thiết kế và mô hình hóa phần mềm, Kỹ thuật biên dịch, Bảo mật máy tính)
  • Stanford: Chương trình bao gồm nhiều môn học nâng cao, trải rộng khắp các mảng về AI như: Computer Vision, NLP, Reinforcement Learning, Robotics…
  • ACM Data Science Curriculum: Chương trình khuyến nghị hai mảng kiến thức chuyên ngành phù hợp với hai bộ môn của khoa hiện tại như (1) Machine Learning (Học máy) với các môn về ML-General, ML-Supervised Learning, ML-Unsupervised Learning, ML-Mixed Methods, ML-Deep Learning và Data Mining (Khai phá dữ liệu) với các môn về Proximity Measurement, DM-Data Preparation, DM-Information Extraction, DM-Cluster Analysis, DM-Classification and Regression, DM-Pattern Mining, DM-Outlier Detection, DM-Time Series Data, DM-Mining Web Data, DM-Information Retrieval